Làm thế nào để viết tốt hơn.
Gửi những bạn quan tâm và mong muốn rèn luyện việc viết của mình. Một chia sẻ của anh Ba Ba đã từng chia sẻ cho mình :).
1. Mình để ý tới nhịp điệu của câu từ. Em có thể độc to lên, hoặc đạp nhịp chân trong khi đọc thầm nó trong đầu. Việc tạo nhịp điệu như vậy nó tạo nên sự mềm mại của câu văn và cuốn hút người đọc. Những câu văn nhịp nhàng về từ, thanh sắc và ý thì sẽ dễ đọc hơn. Văn viết phức tạp không khó. Viết dễ trong sáng mới khó. Nó đến từ sự cảm nhận trực tiếp của cảm xúc mình và bằng cách sử dụng những ngôn từ đơn sơ, giản dị.
Bản thân các từ giản dị có sức truyền thông mạnh mẽ, bởi vì ai cũng hiểu nó, nó không bị hiểu nhầm, và nó tác động sắc sắc tới người đọc, người nghe hơn là những ngôn từ khó hiểu. Các từ khó hiểu sẽ cần qua bộ lọc tư duy, nên nó khó tác động tới cảm xúc của người đọc. Em có thể áp dụng kĩ thuật free moving trong khi viết hoặc đọc lại. Nó tạo nên sự trôi chảy của câu văn.
2. Một bài viết nên đi xung quanh 1 chủ đề và vài ba ý tưởng cơ bản, không cần nhiều. Mình thử tưởng tượng 1 bài giảng có quá nhiều ý, 1 câu chuyện có quá nhiều tình tiết phức tạp sẽ khó để hình dung và đón nhận cấu trúc bài viết đơn giản, gọn nhẹ là điều nên được lưu ý. Thông thường khi viết, người ta có mong muốn cho tất cả vào trong bài viết của mình nhưng điều đó thường tạo nên sự rối rắm hơn là cần thiết. Hãy tự hỏi, mình đang viết gì, để làm gì, mình muốn toát lên ý tưởng nào. Cũng như 1 bức tranh, người họa sĩ muốn gửi gắm tới người xem thông điệp gì mình. Hiểu được ý tưởng chủ đạo và cấu trúc của bài viết rồi thì sẽ thấy những mạch con sẽ hỗ trợ cho những mạch lớn những mạch lớn lại hỗ trợ cho các mạch lớn hơn như là các dòng sông đổ về biển cả ấy
3. Một bài viết tốt thì có tính gợi mở đưa người đọc vào trong không gian, bối cảnh mà mình muốn đưa họ vào để người đọc tự khám phá, tự suy nghĩ, tự họ đặt câu hỏi và trải nghiệm mình. Không cần bày hết tất cả mọi thứ ra mà sẽ xếp đặt như thế nào để lôi cuốn họ tham gia vào, làm cho họ tò mò, để họ trải nghiệm những cảm giác, cảm xúc như đang diễn ra thật
4. Hãy quan sát, quan sát thật nhiều, nhìn thật kĩ , đọc nhiều nữa, và lọc ra những điều hay ho nhất cho bài viết của mình. Để có một chiếc bánh ngon, cần chuẩn bị nguyên liệu thật đầy đủ. Nếu trước khi viết mình không có đủ nguyên liệu thì rất dễ bị cạn ý. Vậy nên những nhà văn họ luôn coi trọng quá trình tìm kiếm tư liệu, nghiền ngẫm về cách liên kết giữa chúng và họ thường đặt ngòi bút khi nào có sự bùng phát bên trong 1 trạng thái của sự không thể kìm lại được. Các thông tin đã đầy và gần nhau đến mức mọi liên kết được hình thành. Và đó là thời điểm phù hợp để free writing, dường như lúc đó mình không thể ngừng để viết ra được. Việc viết quá sớm, khi chưa có đủ nguyên liệu và sự nghiền ngẫm làm cho bài viết non và thiếu sâu sắc.
5. Hãy để mình ở trong không gian của ý tưởng khi mình viết. Như thể mình tách rời thế giới thật và ở trong một không - thời gian khác mình đang sống trong thế giới tưởng tượng. Trải nghiệm những rung cảm, xúc động, mong muốn đó mình như trở thành một khía cạnh khác với đời sống hàng ngày. Viết cũng chính là quá trình sống mình đang sống, đang trải nghiệm và... viết trải nghiệm là điều không thể thiếu được với một người viết. Để viết tốt được cần trải nghiệm tốt. Trải nghiệm tốt là gì?. Là cách mình sống mình sống tràn đầy nhất, can đảm, dám thay đổi, dám đổi mới, dám tham gia vào mọi thứ ở những phút chông chênh. Như thế mới làm nảy sinh cảm xúc, nhu cầu, câu hỏi. Nó giúp mình có thể sống cuộc sống của mình và sống cuộc sống của nhiều người khác xung quanh mình. Tự đặt những câu hỏi tại sao, tại sao điều đó xảy ra, tại sao mọi người lại hoạt động như vậy có gì xung quanh người đó?....
>>> Một kỹ thuật dùng quay chậm trong phim ảnh để ứng dụng vào việc viết cũng khá hay:
Link: https://www.youtube.com/watch?v=9RTn7Jv_ojo
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment