.post-body {font-family:Arial, Veranda, Tahoma, Times, Times New Roman}
Saturday, November 29, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

[Tản mạn] Chuyện về cái gọi là "Lời nói dối đáng yêu"



Tôi vẫn nhớ như in một câu nói của một thầy dạy văn tôi hồi lớp 6: "Nói dối không phải lúc nào cũng xấu xa, đôi khi nó lại trở thành lời nói dối đáng yêu, tuyệt vời trên cả sự thật".

Cách đây nửa tháng, tôi có trò chuyện với một em về sự chân thành, chân thật trong trò chuyện. Lời nói xuất phát từ sự chân thành và thẳng thắn sẽ thường mang tới cảm giác tin tưởng cho người nghe. Vì vậy em luôn muốn nói những lời nói chân thật, không muốn pha tập chút nghệ thuật giao tiếp gì khi trò chuyện với người khác. Giả dối trong lời nói đối với em là một điều tệ hại.  Tôi không phản đối cũng chẳng đồng ý với điều đó. Bởi đó là cách nhìn của em và nó đúng với em thì em dùng.



Với khía cạnh nhìn của tôi, nói thật hay nói dối với tôi không quan trọng. Bởi nó chỉ là phương thức thể hiện của lời nói mà thôi. Điều cốt lõi với tôi đó là dù thật hay giả thì nó không làm tổn thương người nghe nó, không làm hại họ, vậy là đáng để dùng rồi. Bởi nếu nói thật mà khiến cho người nghe bị tổn thương, tôi thà để bản thân im lặng thì tốt hơn.

Nó giống như một câu chuyện tôi đọc được ở đâu đó. Đại ý rằng: Có hai người yêu nhau say đắm, có vô vàn kỷ niệm với nhau. Nhưng trong một chuyến đi chơi, chuyến xe họ đi gặp tai nạn, chàng trai trở về với Đất mẹ, cô gái bị mất trí nhớ. Gia đình cô gái rất đau buồn và cầu xin bác sĩ giúp cô phục hồi trí nhớ. Bác sĩ đã nói dối rằng ông không thể chữa được cho cô gái mặc dù ông thật sự có thể. Tại sao vậy? Tại sao bác sĩ lại làm như vậy, tại sao lại nói dối điều đó? Vì ông không muốn cô gái phải chịu đau khổ khi nhớ ra mọi thứ, nhớ ra những kỷ niệm ngọt ngào về chàng trai. Thà để cô trở thành một con người mới, bắt đầu mọi chuyện lại từ đầu còn tốt đẹp hơn.

Đó, nói dối đâu phải lúc nào cũng xấu xa. Đôi lúc nó còn trên cả tuyệt vời so với sự thật mà.

0 comments:

Post a Comment