.post-body {font-family:Arial, Veranda, Tahoma, Times, Times New Roman}
Thursday, May 29, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

Bạn tớ đã học và ôn môn Văn để thi Đại học như thế nào?

Lời dẫn


Chào các em 96 chuẩn bị thi Đại học và các em khóa sau sẽ thi Đại học. Anh là Nguyễn Viết Thủy, sinh viên K51 Đại học Ngoại thương. Với mong muốn truyền tải và chia sẻ tới các em những kinh nghiệm, những mẹo học và ôn thi hiệu quả, đi vào trọng tâm để đạt được mục tiêu tốt nhất. Không phải cày ngày, cày đêm đến tận 2,3h sáng, không phải chạy lò luyện thi này, chạy lớp học thêm kia suốt cả ngày mà hiệu quả chẳng đáng được bao. Vì vậy rất mong muốn các em hãy dành chút thời gian để đọc những chia sẻ, những kinh nghiệm của mình cũng như những người bạn của mình để có chút gì cho việc học tốt hơn. Mọi thứ chỉ là nền tàng, chưa chắc là sẽ phù hợp hết hoàn toàn nhưng mong muốn nó sẽ giúp các em tạo được chút gì đó trong việc xây dựng được cách học tốt nhất.


“Văn chương lai láng”, một câu thơ rất hay và quả thật không sai khi dùng cho các bạn thi khối D và C. Nhưng chúng ta cần phải biết lúc nào nên “lai láng”, lúc nào thì không. Văn có cái đặc thù cực đặc biệt so với các môn thi khác, đôi khi phải nói rằng nó cũng không hẳn là khách quan. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và một trong những yếu tố khá quan trọng mà ta cần nắm vững để có chiến lược làm bài tốt đó là tâm lý người chấm thi. Bạn thử tưởng tượng với một lượng bài chấm thi lên tới hàng trăm bài mà bài nào cũng dày chi chít chữ, bài nào cũng lên tới hàng chục trang thì tâm trạng của người chấm sẽ ra sao? Hay nhìn một bài ngắn ngủn thì liệu họ còn hứng để chấm bài đó hay không nhỉ?, Bởi vậy ta cần biết được cái gì cần viết thì viết, cái gì có thể lược bỏ thì lược bỏ.
Đồng ý rằng văn chương lai láng, lãng mạn và cảm xúc sẽ thấy hay hơn. Nhưng cũng cần phải nói thẳng ra rằng, phần lớn hiện giờ chấm văn sẽ chẳng chấm cảm xúc của bạn trong bài đâu, người ta chỉ quan trọng những gì bạn viết được, số trang bạn làm được, những ý nào bạn có trong bài, có ý là ok ta có điểm :D. Vậy nên đừng nên có suy nghĩ mình sẽ tự làm một bài văn hay theo cảm xúc của mình, bạn sẽ không thể đạt được điểm cao khi không có ý, ý và ý đâu :))

Do đó, ta cần có chiến lược và cách thức học và ôn sao cho nó đúng đích chứ không phải cái gì cũng học, cái gì cũng ôn để rồi cứ viết tràn lan, lênh lang ra bài thi mà chẳng có cái ý nào ra hồn bạn ạ. Dưới đây là chia sẻ cách học và ôn môn văn của một bài thi khối D được 9đ môn văn, cố gắng bỏ ra chút thời gian đọc nhé bạn, sẽ có ích hơn và bạn lướt lên lướt xuống trang fb mà chẳng được cái quái gì có ích đâu.

    ---------Nguyễn Viết Thủy, sinh viên K51 Đại học Ngoại thương --------

    Trùm sò “dự văn án”: “Tớ và bạn tớ đã học và ôn môn…để thi Đại học như thế nào”.

BEGIN.......... 

“TỚ ĐÃ HỌC VÀ ÔN MÔN VĂN ĐỂ THI ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO?


Mình là thí sinh đã từng học và ôn thi khối D. Sau đây là một số những kinh nghiệm và bí quyết nhỏ của bản thân mình muốn chia sẻ cùng mọi người về việc học và ôn thi môn Văn khối D:

1. Làm văn cần có nền tảng nhất định.


"Văn không phải không cần học thuộc". Nếu đến bây giờ bạn vẫn nghĩ rằng Văn thật sự không cần học thuộc thì mình nghĩ đó chưa hẳn đã là một quan điểm đúng. Đồng ý rằng Văn cần cảm xúc và sự thăng hoa, nhưng vẫn cần một nền tảng. Bạn chắc chắn sẽ phải học thuộc ( họăc chí ít là ghi nhớ thật sâu sắc) những kiến thức về:

- Văn học sử
- Về các tác gia, tác giả và tác phẩm…

Đấy là chưa kể nếu muốn bài viết thật sự sâu sắc, bạn CẦN học thuộc:

- Một số quan điểm, nhận định của các nhà phê bình nổi tiếng
- Cách kết cấu cũng như triển khai ý của từng dạng đề
- ( Có thể) một số lý thuyết đơn giản nhất về các vấn đề văn học cơ bản ( mình sẽ nói rõ trong phần nói kỹ năng xử lý đề

Bởi lẽ trong khoảng thời gian có hạn, áp lực thi cử cộng với những vấn đề tâm lý khi vào phòng thi, dù bạn đọc được nhiều, kiến thức sâu và rộng nhưng không gì đảm bảo bạn có thể huy động được toàn bộ những kiến thức đó một cách hệ thống nhất. Do vậy, các bạn có thể liệt kê từng ý theo từng mảng thật chi tiết rồi cố gắng ghi nhớ vào đầu nhé. Mình nghĩ đó là cách học khá là hiệu quả. 

2. Bài thi môn Văn NHÁT THIẾT phải có các ý thật rõ ràng.

Mình nghĩ đây thật sự là vấn đề cần lưu ý tất cả các bạn, đặc biệt là những ai đã và đang học chuyên sâu về văn, đã từng tham gia các cuộc thi Văn cấp tỉnh hoặc quốc gia. Theo những gì mình đã rút kinh nghiệm được từ bản thân, thì cách chấm điểm Văn thi đại học HOÀN TOÀN khác so với các cuộc thi kể trên. Nếu những cuộc thi đó yêu cầu các bạn rất cao về kỹ năng, năng khiếu thì Văn đại học đặc biệt chú trọng về kiến thức CƠ BẢN. Do vậy:

- Khi làm bài tránh mọi cách tiếp cận vòng vèo, lan man, đặc biệt phải đi đúng, đi trúng vào vấn đề

- Cần chia bài văn thành thật nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn nhất thiết phải toát lên được một ý tường minh. Nên vận dụng thật linh hoạt các kiểu viết diễn dịch, tổng phân hợp. Nếu được, nên đặt câu chủ đề của mỗi đoạn ngay đầu tiên. Vì thường nhiều thầy cô khi chấm sẽ cho điểm ngay theo ý, không quan tâm nhiều đến đoạc sau nữa.

- Chắc chắn phải hoàn thiện bài. Dù hết giờ cũng cần đảm bảo sự hoàn chỉnh của bài thi, dù chỉ một câu kết cũng làm cho bạn không bị mất đi những phần điểm đáng tiếc.

3. Học cách phân bố thời gian thật hợp lý.

Thi môn Văn trong thời gian 180’ với 3 câu. Do vậy nếu không căn chỉnh thời gian phù hợp sẽ dễ sa vào những bài ít điểm và mất đi phần không đáng tại các câu quan trọng hơn. Với rất nhiều lần thi thử và 2 lần thi thật ( Tốt nghiệp và Đai học) khá hiệu quả thì cách phân bố thời gian phù hợp nhất là:

- Dành tầm 20- 30’ để hoàn thiện và chấm dứt hoàn toàn câu 1 ( 2điểm)
- Tầm 1 tiếng giải quyết các vấn đề của câu 2 ( 3 điểm)
- Toàn bộ thời gian còn lại cho câu nghị luận văn học( 5 điểm).

Nên nhớ dù hứng thú và nhiều cảm xúc đến đâu cũng cần tuân thủ thời gian thật khắt khe để đảm bảo chất lượng những câu sau.

4, Quan trọng nhất: Kỹ năng xử lý từng câu hỏi

4.1: Câu 1: Kiểm tra kiến thức

Nên tìm hiểu các dạng đề câu này trong các năm trước, Thường tập trung vào một số dạng chính:

- Hỏi về văn học sử( giai đoạn văn học…)
- Về các tác gia: có 4 tác gia lớn: Xuân Diệu, Tố Hữu, Nam Cao và Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.

Nên ghi nhớ:
+ Quan điếm sáng tác
+ Phong cách nghệ thuật
+ Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác( các giai đoạn sáng tác với Nam Cao, Xuân Diệu, các tập thơ với Xuân Diệu, Tố Hữu, các thể loại sáng tác với Nguyễn Ái Quốc)

- Về tác phẩm+ Văn xuôi: các chi tiết nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, các giá trị nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa nhan đề, ý đồ tác giả, nêu tình huống, cốt truyện.
_Về Thơ: hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, nghệ thuật đặc sắcKhi làm câu này nên viết thành văn, có mở thân kêt. Nhưng không nên dài dòng, chỉ nêu ý chính. Kết nên đánh giá giai đọạn hoặc tác gia, hoặc tác phẩm trong nền văn học.

4.2: Câu 2: nghị luận xã hội( 3điểm)

Câu này có 3 dạng chính với cách triển khai ý rất khác nhau

• Nghị luận về một vấn đề xã hôi

Thân bài gồm:

- Nêu thực trạng vấn đề- Trình bày nguyên nhân- Trình bày tác hại- Hướng giải quyết- Bàn luận mở rộng vấn đề
- Liên hệ bản thân ( rất nên có)

• Nghị luận về một chân lý, đạo lý

Thân bài gồm:
- Giải thích quan điểm, câu nói được đưa ra trong đề bài( giải thích từng từ nhỏ rồi nêu khái quát ý chính)
- Lý giải vấn đề:
       + Tại sao lại có như vậy?
       + Tại sao lại không như vậy?
- Bàn luận mở rộng:
        + Nêu các dẫn chứng cụ thể phù hợp theo đề
        + Phần phản đề( rất nhỏ): nêu một số trường hợp không hoàn toan như vâyrút ra bài học cho bản thân

• Nghị luận về một vấn đề xã hội trong các tác phẩm văn học ( cái này ít vào nên các bạn không cần quá tập trung ). Phần này nên chăm chỉ đọc báo, thời sự một chút vì những dẫn chứng cụ thể, gần với thời gian thi thường được áp dụng vào những đề một số năm gần đây, và thường được đánh giá cao hơn những dẫn chững mang tính lý thuyết và sách vở.

4.3: Nghị luận văn học

Thường tập trung vào các dạng:

- Phân tích tác phẩm( đoạn thơ, đoạn văn)
- Phân tích tình huống- Phân tích nhân vật
- Phân tích cốt truyện
- Phân tích chi tiết nghệ thuật
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
- So sánh hai tác phẩm, hai đoạn thơ, đoạn văn, hai hình tượng nhân vật…………..

Ở dạng này mình có lời khuyên:

- Các bạn nên tập thói quen viết dàn ý trước khi bắt tay làm bài. Chỉ mất tầm 5-10’ thôi nhưng sẽ đỡ mất thời gian hơn rất nhiều
- Nếu vào các dạng phân tích đoạn thơ hoặc văn, cần phải tóm tắt qua nội dung tác phẩm trước khi đi vào phân tích
- Trước khi kết bài nên tóm tắt qua về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm để bài viết được hoàn chỉnh và cô đọng nhất….

Trên đây là một số kinh nghiệm mình áp dụng rất hiệu quả. Hy vọng có thể giúp ích gì cho các bạn thi học và thi môn Văn hiệu quả. Chúc các bạn học Văn đạt kết quả cao nhất.

 ___________________________________________________________________

0 comments:

Post a Comment