.post-body {font-family:Arial, Veranda, Tahoma, Times, Times New Roman}
Friday, August 8, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

Chém gió, đừng để người khác phải khinh bạn.


Ngày đầu tiên tôi lên nhập học cách đây gần 2 năm, tình cờ tôi được gặp và nói chuyện với 1 chị cựu FTU vừa mới ra trường. Tôi được chị chia sẻ một điều làm tôi lúc đó vừa khó hiểu xen lẫn bất ngờ. Đối vơi suy nghĩ non nớt của một thằng nhóc vừa bước qua quãng đời học sinh và đang mơ mộng về những con đường màu hồng phía trước thì đó quả là một cú đánh đau điếng: "Nếu muốn đứng vững trong FTU nói riêng và xã hội nói chung em phải học cách chém gió thật tốt và đúng, đừng bao giờ được phép dựa dẫm cái mác FTU".

Tôi dạo đó vẫn chưa hiểu hàm ý về vấn đề "chém gió" của chị. Tôi chỉ có một cái suy nghĩ ngây ngô: "vào FTU rồi thì sợ  cóc gì sau này tương lai không sáng lạng".

Và quả thực cái suy nghĩ ngây ngô của tôi dần bị thay đổi theo thời gian. Theo thời gian tôi dần tờ mờ hiểu ra hàm ý của chị muốn bảo tôi:

-Chém gió không có nghĩa là được thốt ra những lời khoe khoang, bốc phét.


Thursday, August 7, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

Đôi điều viết cho các em năm nhất.



Tôi viết những điều này cho các em- sinh viên năm nhất ạ. Tôi viết nó cũng dành cho những năm tháng tôi cũng đã trải qua của một năm về trước. Mong rằng các em không phải trải qua những năm tháng mù mịt như tôi đã từng, mong rằng các em tìm cho mình được con đường đi nhanh nhất đến với thành Rome
-----------------------------------------------------------------------------------------------

Khi đã là sinh viên năm nhất, thực sự tôi mong các em chỉ thay đổi “cách học” khi bản thân đã cảm nhận được sự chán cực độ ở trên trường. Chán thật chán với những ngày tháng đến trường chỉ để điểm danh. Chán thật chán với việc đến mỗi kì thi lại tất bật với việc ôn thi và thi xong những cuốn giáo trình lại vào sọt rác. Và chán thật chán với cảnh tượng đến trường để chém gió, đến trường để lo lơm lớp cho những kì thi sắp tới, cho những 0.1, 0.2 điểm còn thiếu. Chỉ đến khi các em cảm nhận được sự chán đó thì hãy tìm cho mình con đường học khác. Con đường mà  ở đó các em “đặt mông ở trường và để cái đầu của mình bay ra ngoài đời”, bay ra để học được những điều thực tế từ cuộc đời, những sự thật phũ phàng mà các em sẽ phải đón nhận sau 4, 5 năm sau. Còn không, khi vẫn cảm thấy những giờ học đó có ích với mình, hãy cứ trải qua những ngày tháng đó đi, đừng nghe những lời bên ngoài nói học đại học chẳng được gì.

Năm nhất – đừng ngồi yên [Phần 5]

Chap VI: Năm 2 trưởng thành. 

Năm 2 thực sự là một năm đầy ý nghĩa với tôi, cho tôi nhiều cảm xúc. Một năm mà tôi được làm những điều mình thích, đi theo đúng con đường mà tôi tự quyết định. Tôi thực sự được học cho chính mình chứ không còn là học cho ba mẹ, cho cái tấm bẳng cử nhân mà hàng ngàn người đang chạy đua và dẫm đạp lên nhau để chiếm hữu được nó nữa. 

Tôi bắt đầu năm 2 của mình bằng việc đi kiếm một công việc làm thêm. Kiếm một công việc để mình trải nghiệm thực tế về giá trị đồng tiền theo đúng nghĩa hơn. Nhưng đau đớn thay, chính điều đó suýt chút nữa làm tôi mất đi niềm tin vào con người với con người. Và lần này thất vọng hơn người đó lại là một người đồng hương của tôi. 

Năm nhất – đừng ngồi yên [Phần 4]

Chap V: Câu nói quyết định cuộc đời.

Tôi trở lại với những ngày tháng chỉ biết lên trường điểm danh và về phòng trọ. “Tam giác vàng” đặc trưng của phần lớn sinh viên lại hiện trong tôi: “Trường-Chợ-Trọ”. Cái cuộc sống tẻ nhạt và ngột ngạt như ban đầu khiến tôi càng bức bí hơn trước. Tôi càng bất mãn với cuộc sống này hơn, bất mãn với cách học và cách dạy của trường đại học và bất mãn với cả cái suy nghĩ chỉ học trên trường để kiếm tấm bằng rồi xin việc. Những ngày tháng tiếp theo ở trường, tôi bỏ tiết những môn tẻ nhạt ở lớp để chạy lang thang khắp 12 tầng của tòa nhà A. Thỉnh thoảng lại trà trộn vào những lớp môn học của năm 3, năm 4 trên xem nó có thú vị hơn không. Nhưng nó cũng chẳng khá khẩm hơn. Vẫn những giờ học nhạt nhẽo và vô vị. Vẫn cái cách dạy giáo viên nói ở trên với những học thuật khó hiểu, những cái lý thuyết viển vông từ trên trời hay mang tầm vĩ mô đến vận mệnh kinh tế đất nước. Và hơn hết, vẫn cái đặc trưng của của sinh viên:Lướt web, chơi game, tán phét về những đồ hàng hiệu mới mua, về những môn học thiếu mất 0.1, 0.2 điểm và thậm chí cả …ngủ mê mệt trên bàn. Họ mặc kệ thầy cô giáo giảng bên trên đang nói gì không cần biết, cứ hết giờ lại nhấc mông lên và cắp sách về nhà.

Năm nhất – đừng ngồi yên [Phần 3]

Chap IV: Trở ngại gia đình và gục ngã bản thân.

Công việc CTV sales đó giúp tôi học được nhiều điều hơn về mảng kĩ năng mềm. Cái mà tôi khó có thể học được nếu chỉ đặt mông ở giảng đường đại học. Những ngày làm sales đó là những lúc tôi được sống chứ không phải chỉ tồn tại. Tôi được suy nghĩ liên lục và liên tục. Suy nghĩ về những việc mình cần làm và cần hoàn thiện. Từ ý tưởng cho tới cách thức để có thể làm tốt được công việc sales đó. Mỗi ngày tôi thức dậy từ sáng sớm rồi về phòng lúc gần 10h tối, không còn tình cảnh ngủ mê mệt đến 11h trưa và thức đến 2h sáng như tôi đã từng nữa. Đi như vậy làm tôi thấm mệt mỗi lúc đặt chân về phòng nhưng kì lạ tôi thích cái cảm giác đó, cái cảm giác thấm mệt đó giúp tôi nhận ra rằng: "cuộc sống này bạn chỉ được dùng 1 lần, hãy sống chứ đừng như kẻ tồn tại"

Năm nhất – đừng ngồi yên [Phần 2]

Chap III. Những bài học cho sự trưởng thành.

Bài học đầu tiên dần định hướng cho tôi biết cần phải làm gì đúng đắn hơn cho con đường phía trước. Nó định hướng cho tôi việc cần phải phát triển theo chiều sâu năng lực thật của mình chứ không phải những cái vỏ bao bọc bên ngoài. Cái vỏ bọc của một thằng sinh viên kinh tế có mác một trường gọi là danh tiếng, một thằng sinh viên được học những kiến thức “cao siêu” về kinh tế nhưng trong đầu rỗng tuếch và chẳng hiểu cái mô tê gì về kinh tế cả.

Nhận ra điều đó càng làm tôi háo hức cho những bài học tiếp theo của mình. Nhưng càng ra ngoài học nhiều, độ sock của tôi càng tỷ lệ thuận với sự trưởng thành trong suy nghĩ. Tôi nhận ra mình chả là cái quái gì của cuộc đời. Những cú đánh tiếp theo của cuộc đời thực sự là những điều đã biến tôi thành một con người hoàn toàn khác – một con người đang trưởng thành về suy nghĩ và hành động. Và bài học tiếp theo dành cho tôi đó là thái độ.

Năm nhất – đừng ngồi yên [Phần 1]

Bài viết này tôi muốn viết dành cho các bạn sẽ là tân sinh viên trong vài tháng tới. Viết để các bạn có được một sự lựa chọn nào đó phù hợp với mình. Viết để các bạn có được một cái nhìn khác cho những năm tháng đại học tiếp theo. Những điều này hoàn toàn viết trên những gì tôi trải qua 2 năm đời sinh viên vừa qua. Nếu nó không phù hợp với bạn, không theo hướng suy nghĩ của bạn, hãy bỏ qua và đừng nghĩ tới. Tôi không nói bạn cần làm như những gì tôi đã làm, tôi không nói nếu làm như tôi bạn sẽ tốt nên. Tôi chỉ viết ra cho các bạn có thêm một sự lựa chọn mới mà thôi.

Bạn à, để tôi kể câu chuyện của tôi, bạn nhé.

Chap I: Đời không như là mơ.

Tôi, một thằng học sinh chuyên toán thi vào một ngôi trường được gọi là tốt về khối ngành kinh tế, một niềm hãnh diện và tự hào của gia đình. Tất nhiên tôi cũng chẳng để ý nhiều tới điều đó nhưng trong tôi cũng có đôi chút tự hào về thành tích đó. Và tôi được vẽ ra một tương lai tốt đẹp, đầy hoa hồng bởi những trí tưởng tượng của tôi và bởi cả những lời nói của gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Một cuộc sống sẽ lương cao và các doanh nghiệp sẽ vào tận trường đón những sinh viên tại trường tôi sẽ theo học ngay khi còn đang học. Một cuộc sống có lẽ chẳng có mảng tối trong đó, chỉ có một màu hồng tươi sáng cho con đường sự nghiệp phía trước của tôi.

Nếu các em vào đại học...

Gửi các em – những sỹ tử đang chuẩn bị bước vào kì thi đại học. Có thể những điều này chưa phải là lúc các em muốn đọc nhưng  nó sẽ không phải là vô ích cho mình sau này, các em ạ.

Nếu các em vào đại học..

Các em có quyền được tự hào với thành quả của mình đạt được sau 12 năm đèn sách. Các em cũng có quyền được hãnh diện vì đã vượt qua hàng ngàn thí sinh khác để bước chân vào cổng trường mà nhiều bạn mong muốn. Nhưng xin đừng biến sự tự hào và niềm hãnh diện đó thành kiêu ngạo, các em nhé. Đừng tỏ ra mình giỏi giang hơn những bạn không đỗ. Các em có thể giỏi hơn các bạn về mặt kiến thức của 3 môn thi đại học nhưng điều đó không có nghĩa là các em giỏi hơn  các bạn đó. Các em có thể thành công hơn các bạn ngày hôm nay nhưng không có nghĩa các em sẽ thành công hơn các bạn đó sau này. Vì vậy, dù em có đạt điểm cao hơn bạn đó, dù em có đỗ và bạn trượt, xin đừng kiêu ngạo mà coi thường những người điểm thi đại học thấp hơn em.

Điều gì giúp bạn giao tiếp thành công và viết bài cuốn hút?





Dưới đây là một số điều mình dùng khi giao tiếp và viết bài. Rất hữu ích với mình và hiệu quả. Mình muốn viết ra để chia sẻ với các bạn, hi vọng nó giúp bạn được điều gì đó. 

1. Nói và viết điều mà người nghe, đọc muốn chứ không phải mình thích.

Đây là điều mà mình được biết rất lâu nhưng cũng mất nhiều thời gian mình mới thấm và áp dụng được. Bản thân ta luôn có xu hướng muốn kể, muốn viết ra những điều ta thích, ta muốn nhưng liệu người nghe, người đọc có muốn, có thích mấy điều đó không thì lại là chuyện khác. Cái họ muốn nghe và muốn đọc là thông tin đó có ích với họ không, có lợi gì cho họ không, vậy thôi. Họ không muốn biết bạn có tài này, tài nọ, thành tích này, thành tích nọ. Bởi vậy, khi nói hoặc muốn viết gì đó hãy tự hỏi lại mình xem người nghe, người đọc có được lợi ích gì từ nó không rồi hãy nói, hãy viết.

Cá lớn, câu đi trước khi quá muộn.




Bài viết này tôi muốn chia sẻ với những bạn sắp là tân sinh viên. Mong rằng những điều này có thể giúp các bạn tìm được cách phát triển bản thân nhanh hơn khi mới bước vào một môi trường mới - đại học.

Chắc hẳn bạn cũng từng nghe đến câu " CÁCH HỌC THÔNG MINH LÀ HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI GIỎI". Phải, đó không là cách học duy nhất để giúp ta phát triển bản thân nhưng nó là một trong những cách học thông minh nhất và nhanh nhất giúp bạn "hiểu bài" hơn.

Vậy "CÁ LỚN" tôi muốn bàn với các bạn ở đây là ai?