Chap III. Những bài học cho sự trưởng thành.
Bài học đầu tiên dần định hướng cho tôi biết cần phải làm gì đúng đắn hơn cho con đường phía trước. Nó định hướng cho tôi việc cần phải phát triển theo chiều sâu năng lực thật của mình chứ không phải những cái vỏ bao bọc bên ngoài. Cái vỏ bọc của một thằng sinh viên kinh tế có mác một trường gọi là danh tiếng, một thằng sinh viên được học những kiến thức “cao siêu” về kinh tế nhưng trong đầu rỗng tuếch và chẳng hiểu cái mô tê gì về kinh tế cả.
Nhận ra điều đó càng làm tôi háo hức cho những bài học tiếp theo của mình. Nhưng càng ra ngoài học nhiều, độ sock của tôi càng tỷ lệ thuận với sự trưởng thành trong suy nghĩ. Tôi nhận ra mình chả là cái quái gì của cuộc đời. Những cú đánh tiếp theo của cuộc đời thực sự là những điều đã biến tôi thành một con người hoàn toàn khác – một con người đang trưởng thành về suy nghĩ và hành động. Và bài học tiếp theo dành cho tôi đó là thái độ.
Tôi đọc được một mẩu tin tuyển CTV sales của một trung tâm tiếng anh. “Tuyệt vời, một công việc thú vị có lẽ sẽ chờ ta phía trước đây” tôi chợt nghĩ và mừng thầm cho cơ hội này. Lần đầu tiên tôi apply một công việc bên ngoài, lần đầu tiên tôi phỏng vấn. Hồi hộp và run chẳng kém lần đầu tiên tôi cầm micro trên giảng đường vậy.Những ngày chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn đó tôi lên mạng lật tung google lên để tìm hiểu đủ thứ. Cách trả lời phỏng vấn tốt, 10 cách thuyết phục nhà tuyển dụng, tìm hiểu thông tin về trung tâm tiếng anh đó, tìm hiểu về công việc sales là gì. Từ khái niệm của “sales”, “sales man”, cho đến việc những yếu tố để trở thành một người sales giỏi, những kĩ năng của một người “sales tiếng anh”. Sự chuẩn bị đó giúp tôi bớt hồi hộp và lo sợ hơn, cảm thấy tự tin cho buổi phỏng vấn đó hơn. Nhưng một lần nữa, đời lại chẳng như là mơ. Một câu hỏi chẳng liên quan gì tới những thứ tôi chuẩn bị, thậm chí nó còn chẳng liên quan gì tới tiếng anh và công việc sales vậy.
“Hãy miêu tả con người của em trong 5 năm tới”.
What? Tôi đăng kí làm CTV sales mà??? Đâu có đi thi cuộc thi tưởng tượng về tương lai đâu chứ???? Tôi giật mình với câu hỏi đó của chị tuyển dụng. Lúng túng và lớ ngớ tôi không biết trả lời câu hỏi đó thế nào. Bởi tôi đã có định hướng gì cho tương lai của mình đâu chứ? Tôi còn chẳng biết ngày này năm sau của tôi sẽ thế nào nữa là 5 năm tới.
“Nếu thấy khó miêu tả thì em có thể thể hiện đôi chút con người mà em hướng tới sau 5 năm nữa cũng được”. Chị tuyển dụng đưa lời gợi ý cho tôi.
Tôi chợt thấy một trái bóng bay trong phòng. Nhanh tay cầm lấy nó và lấy hết sức để thổi vỡ tung quả bóng bay đó. Chị tuyển dụng nhìn tôi với ánh mắt khó hiểu.
“Chào các bạn trẻ đã vượt qua nhiều vòng tuyển dụng để đến với tập đoàn của tôi. Các bạn đừng thấy tôi còn trẻ mà coi thường về năng lực lãnh đạo của tôi. Thấy quả bóng bay vừa rồi chứ? Để được sự nghiệp ngày hôm nay, tuổi trẻ của tôi đã trải qua hàng ngàn điều khó khăn và vấp ngã vậy. Và các bạn cũng vậy. Tuổi trẻ các bạn không cố gắng thì có ngày sẽ như quả bóng bay vừa rồi vậy. Bị người khác thổi cho vỡ tung tóe thành từng mảnh mà thôi. Vì vậy ai không cố gắng tôi sẵn sàng sa thải”. Tôi thể hiện với một thái độ coi thường và vênh váo như thể tôi là một đấng tối cao vậy. Tất nhiên chị tuyển dụng vẫn mỉm cười nhẹ với tôi. Tôi cảm thấy tự tin với phần thể hiện của mình. Về nhà tôi vui sướng chờ đợi kết quả.
1 tuần, 10 ngày trôi qua, tôi check mail, ngó điện thoại mà chẳng một dòng thông báo. Tôi kì lạ và thắc mắc với hàng loạt những câu hỏi “tại sao và tại sao?”. Những câu hỏi tại sao đó cứ vây quanh đầu tôi: “Phải chăng họ quên không gửi mail cho mình?” “Phải chăng mình mắc sai lầm ở đâu trong lần phỏng vấn?”…. Hàng chục lý do tôi cứ đặt ra. Tôi quyết định gửi một cái mail rất dài bày tỏ suy nghĩ của mình để hỏi lý do tại sao không được nhận.
Một dòng mail tôi được chị phản hồi lại vẻn vẹn có 4 từ: “Thái độ của em”.
Choáng, tôi không hiểu thái độ tôi đã như thế nào nữa. Tôi đã làm gì sai? Tôi rất tự tin mà. Tôi đã thể hiện mình với một khát vọng lớn làm chủ 1 tập đoàn lớn mà. Chẳng lẽ điều ý có gì đó sai hay sao?? Cả tôi hôm đó tôi thức đến 2h sáng để suy nghĩ về vấn đề đó. 6h sáng hôm sau trước khi thứ dậy để chuẩn bị đi học, tôi mở mail lên để trả lời chị:
“Cám ơn chị, em đã hiểu lý do tại sao em không được chọn rồi ạ. Dù lần này không được chọn nhưng lần sau có đợt tuyển dụng em vẫn apply tiếp và nhất định với một thái độ hoàn toàn khác như lần vừa rồi ạ. Em sẽ không bỏ cuộc đâu ạ”. Tôi nhấn send và cắp balo đi học. Thấy thoải mái hơn và chẳng còn suy nghĩ về vấn đề đó nữa. Đến ca 2 của buổi hôm đó, điện thoại tôi hiện lên thông báo có email mới. Tôi check mail xem ai gửi:“Em gửi lại họ tên và trường học cho chị nhé. Vì chị chỉ nhớ tên những bạn được tuyển thôi”. Dòng mail chị gửi cho tôi.
Tôi mở tròn 2 con mắt nhìn rõ những dòng đó để có thể chắc chắn rằng mình không nhìn nhầm. Sướng và vui đó là những xúc cảm tuyệt vời trong ngày hôm đó của tôi. Cả ca 2 hôm đó tôi chẳng biết đang học cái gì cả, cả đến lúc thầy bảo tan tôi cũng chẳng còn để ý. Tôi chỉ nghĩ về cái cơ hội tuyệt vời đầu tiên này của tôi vậy.
Một bài học tuyệt vời dành cho tôi: “Bạn không nhất thiết cần là một người tài giỏi, tài năng. Chỉ cần bạn có một thái độ tốt và phù hợp – đó mới là một yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng chọn bạn.
Nhưng một điều khiến tôi phải từ bỏ cơ hội đầu tiên đó khi làm chỉ chưa đầy 1 tháng – áp lực gia đình.
Chap IV: Trở ngại của gia đình và gục ngã bản thân
0 comments:
Post a Comment