.post-body {font-family:Arial, Veranda, Tahoma, Times, Times New Roman}
Thursday, May 29, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

"Để màu dân tộc mãi bừng trên giấy điệp"



Những ngày nay dong duổi đôi chân với cái miệng hoạt động liên tục để có thể truyền tải cho mọi người về những cái hay của tranh Đông Hồ thực sự cho mình những cảm xúc đáng ngẫm. Mệt có, vui có, buồn có, thất vọng có và hi vọng cũng có. Mọi cảm xúc hòa trộn lẫn trong mình suốt những ngày đi bán tranh.


Mệt khi đi bộ nhiều, dong duổi nhiều, mồm liên tục truyền tải những thông tin về tranh Đông Hồ cho mọi người. Nhưng cũng vui khi đã làm được điều gì đó để giúp mọi người được tiếp cận trực tiếp với dòng tranh quen thuộc, gần gũi với người dân Việt Nam ta mà không phải chỉ qua sách vở, giúp mọi người hiểu biết được hơn về dòng tranh này để từ đó mọi người thích và yêu hơn về tranh Đông Hồ.

Đi tiếp xúc với mọi người mới thực sự nhận ra rằng: Mọi người chỉ biết đến tên tranh Đông Hồ chứ chưa được tiếp cận cũng như tìm hiểu đôi chút gì về nó. Đã có lúc mình thấy hơi buồn và thất vọng khi có câu hỏi hơi ngây ngô: “Sao giấy xấu vậy? Sao người ta không vẽ trên vải nhỉ?” Hay có những người vẫn còn lầm tưởng Đông Hồ nằm ở địa phận Hà Nội. Một chút thoáng buồn trong mình khi đó…

Tranh Đông Hồ cũng gần giống như làn điệu dân ca Quan Họ vậy. Nó là những nghệ thuật của người nông dân trong quá trình lao động đã sáng tạo lên. Ban đầu chỉ là để mọi người vui ca lúc nghỉ ngơi, dần dần nó hình thành một nét văn hóa gần gũi và đặc trưng của người Việt ta. Nếu chỉ tiếp cận nó qua các trang báo mạng hay những phương tiện truyền thông thì khó có thể làm cho chúng ta cảm nhận được cái hay của từng làn điệu dân ca, từng bức tranh dân gian Đông Hồ.

Có lẽ khi văn hóa bên ngoài du nhập tràn lan vào đã làm cho những nét văn hóa mang bản sắc dân tộc ta từ hàng tram năm nay đã dần bị lấn áp.

Nhất định sẽ có điều gì đó để thay đổi vấn đề này. Chắc chắn thế !!!


0 comments:

Post a Comment