.post-body {font-family:Arial, Veranda, Tahoma, Times, Times New Roman}
Sunday, November 30, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

[Tản mạn] Chuyện về cái gọi là "Cách nhìn cuộc sống".



Tôi thích những thú vui mà tôi đang có.

Bắt xe bus ra Bờ Hồ ăn kem Tràng Tiền rồi về.
Trốn tiết để chạy các tầng nhà A xem cảnh ngủ gật của sinh viên trong các lớp.
Bắt xe bus chạy loăng quăng Hà Nội để ngắm nhìn xe cộ chạy trên đường.
Dừng xe, tắt máy nhìn cái khoảng khắc cuối cùng khi đèn xanh chuyển sang đèn đỏ.
Hay đơn giản ngồi một quán cafe hàng giờ đồng hồ chỉ để nghe một bản nhạc hay sáng tác một bài thơ.

Tôi thấy hứng thú với những điều đó. Có người bảo tôi rảnh, cũng đúng. Có người bảo tôi thừa hơi nên làm vậy, cũng đúng. Và cũng có người bảo tôi chơi trội, cũng đúng. Tôi thích làm những điều đó chỉ đơn giản vì nó mang lại cảm xúc cho tôi, giúp tôi cảm nhận cuộc sống tốt hơn, vậy thôi.

[Tản mạn] Chuyện cô Hin Tè

Cô Hin là con gái út của bà Bắc. Từ Tè được gắn liền với cô từ bao giờ và tại sao tôi cũng chẳng biết nữa. Chỉ biết từ hồi nhỏ tôi vẫn hay thấy người ta gọi cô là vậy, Hin Tè.  Cô hay ngồi bán quán ở ngã tư cùng mẹ. Đôi chân cô bị teo và quắt lại sang hai bên từ nhỏ nên chẳng thể đi được đâu, chỉ quanh quẩn trông quán cho mẹ rồi bám víu đi qua đi lại đến cái giường được để cạnh chỗ bán hàng.

Tên Hin không phải tên thật của cô, nhưng vì đôi chân teo nhỏ khiến cho cơ thể cô không được lớn nên người trong nhà gọi cô là Hin. Gọi nhiều thành quen, người trong làng rồi từ đó cũng chẳng mấy ai biết tên thât của cô là gì nữa. Bọn trẻ con trong xóm chẳng ai là không biết cô vì hồi đó cũng chỉ có vài ba quán mở bán hàng lẻ. Cứ mỗi lần bố mẹ sai ra mua gì đều qua quán cô để mua.

Saturday, November 29, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

[Tản mạn] Chuyện cô Tư lùn và chú Vụ chột.

Cô Tư là con gái thứ trong gia đình. Lứa tuổi 9x trong làng không ai là không biết cô. Bọn trẻ con chúng tôi hồi đó gọi cô là cô Tư Lùn. Cũng chẳng biết cái tên Tư Lùn được gắn với cô từ khi nào nữa, không phải vì cô bị lùn nên gọi vậy. Chúng tôi chỉ biết cái tên đó đã gắn liền với cô từ rất lâu, người lớn trẻ con trong làng đều gọi vậy.

Cô Tư có vẻ ngoài già hơn rất nhiều so với cái tuổi gần 40 của cô. Đầu tóc lúc nào cũng bù xù, quần áo không được sạch. Cô bị chậm phát triển, thần kinh thỉnh thoảng không được ổn định. Tôi nghe bảo rằng hồi nhỏ cô bị cảm, bị ốm liền mấy ngày, từ đó mà trở thành như vậy. Ấy vậy mà cô tốt lắm, hay cười với mọi người. Hễ việc xóm đều thấy cô tham gia. Trong xóm, nhà nào có đám cỗ tôi cũng thấy cô đến sớm để làm giúp.

Trò chơi của tuổi thơ.


Tuổi thơ tôi toàn trò "vô bổ"
Sáng bắn bi chiều về hun dế
Lúc nhẹ nhàng với chút sét mềm
Chơi pháo nổ pháo langg khắp xóm
Lúc sôi nổi với chuyện bắn tên
Chút cây lúa thêm vòng chun thành cung
Như ngày xưa bộ lĩnh chơi trận giả
Vui hết xẩy đứa nào cũng hăng ghê
Chuyện con quay cũng khiến bọn tôi mê
Mẩu gỗ bé đóng chiếc đinh nhỏ
Quấn dây dù giống thương binh đó
Dang cánh tay đập mạnh đất mềm
Từng vòng quay quay đều chẳng dứt
Ngắm nhìn nó lâu thật lâu
Trò con khăng cũng chẳng kém đâu
Vung sức người gẩy mạnh bay xa
Bay cao nhé chú khăng của tôi ơi
Bay khắp nơi đi xa thật xa
Để thấy được bầu trời rộng bao la
À với chú bọ xít đó mà
Tưởng thấy ghê nhưng chơi cũng mê
Dính nhựa đường mẩu đóm làm đế
Phi ầm ầm quay tít bốn bề
Tuổi thơ tôi đơn giản chỉ thế
Nhưng nó khiến tôi vẫn thấy mê.

---------------------
Hà Nội, 28/11/2014
Viết Thủy Nguyễn

[Tản mạn] Chuyện về cái gọi là "Lời nói dối đáng yêu"



Tôi vẫn nhớ như in một câu nói của một thầy dạy văn tôi hồi lớp 6: "Nói dối không phải lúc nào cũng xấu xa, đôi khi nó lại trở thành lời nói dối đáng yêu, tuyệt vời trên cả sự thật".

Cách đây nửa tháng, tôi có trò chuyện với một em về sự chân thành, chân thật trong trò chuyện. Lời nói xuất phát từ sự chân thành và thẳng thắn sẽ thường mang tới cảm giác tin tưởng cho người nghe. Vì vậy em luôn muốn nói những lời nói chân thật, không muốn pha tập chút nghệ thuật giao tiếp gì khi trò chuyện với người khác. Giả dối trong lời nói đối với em là một điều tệ hại.  Tôi không phản đối cũng chẳng đồng ý với điều đó. Bởi đó là cách nhìn của em và nó đúng với em thì em dùng.

Wednesday, November 26, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

[Tản mạn] Chuyện về cái gọi là "sống chậm"


Mình bắt đầu biết làm chủ cuộc sống mình nhiều hơn, biết quan sát nhiều hơn. Nó giúp cuộc sống của mình không còn vội vàng và lo âu như hồi trước nữa. Cái hồi mà chỉ biết lo về tương lai của mình ra sao, lo xem mình đã làm được gì hơn đám bạn. Mình được làm chủ và quyết định cuộc sống của mình theo hướng mình muốn hơn. Điều đó giúp mình biết yêu thương bằng hành động nhiều hơn, biết lắng nghe và thấu hiểu đời hơn. Mọi điều đó bắt đầu từ khi mình cảm nhận được sự đổi thay khi biết sống chậm lại.

Sống chậm lại giúp mình hiểu rằng, cuộc sống vốn đơn giản nhưng vô hình chung vì lo âu, vì sợ hãi kém cỏi khiến cho ta đánh mất đi sự giản đơn của cuộc sống. Khiến cho ta tưởng rằng, cuộc sống thật khó khăn với ta.

Tuesday, November 25, 2014 | By: Viết Thủy Nguyễn

[Tản mạn] Chuyện về "Con chữ - nết người"

Hồi bé tôi, mà chính xác hơn là bọn trẻ con chúng tôi thì đúng hơn, hay được người lớn dạy cái câu này lắm. Ấy là  "Con chữ nết người, nhìn vào chữ có thể là biết được đạo đức thằng đó sau này như thế nào ngay". Trẻ con chúng tôi được hay được nhồi cho cái quan niệm ý lắm. Cũng nhiều nhà trong làng tôi cũng hay đưa con mình đến các cô giáo mầm non để rèn cho bằng được chữ nét thanh nét đậm, con chữ phải ngay ngắn thằng hàng.

Tôi thì đếch tin điều đó. Mà chính xác hơn là

[Tản mạn] Chuyện về cái gọi là "triết lý đúng-sai"



Mình đặt tên cho nó là "triết lý", nói thế nào nhỉ, đại loại nó chỉ là mấy điều được đúc kết lại từ những người gọi là "chiến thắng" thôi. Ấy vậy mà mình thích lắm, cho mình ngồi đọc cả ngày chắc chẳng bao giờ thấy chán.

Tại sao à? Đơn giản thôi,

[Tản mạn] Chuyện về cái sự học chẳng giống ai.


Tôi tự cảm thấy may mắn và xen chút tự hào về việc học của tôi. Chẳng phải vì việc học trường chuyên của huyện hay của tỉnh. Cũng chẳng phải điểm chác không đến nỗi tồi trong các kỳ thi gọi-là-quan-trọng. Mà bởi vì tôi vẫn giữ được cho mình những câu hỏi: "tại sao" và "tại sao" của một đứa trẻ. Dù rằng chẳng được "hoàn hảo" như một đứa trẻ thực thụ.

[Tản mạn] Chuyện về những đứa bạn thân của tôi.


Tôi có một đám bạn chơi thân. Nói thế nào nhỉ, trên cả mức thân thì đúng hơn, tôi coi vậy.

Một đứa học cùng tôi từ lớp 5 cho tới hết lớp 12. Chắc là đứa thân nhất với tôi. Gặp là chửi, nói chuyện là dìm hàng nhau, không bao giờ nói đứa kia giỏi mà thay vào đó bằng câu nói quen thuộc: mày ngu nhưng hên thôi. Ấy vậy mà trong lòng phục đứa kia lắm. (Tôi vậy còn chẳng biết nó thế nào).

Một thằng bạn học với tôi 5 năm. Lớp 10 nó lên HN học. Nó là đứa mà tôi phục từ cấp hai. Giỏi và suy nghĩ chín chắn sớm hơn chúng tôi nhiều. Sống tình cảm và hiểu nhiều chuyện lắm. Ấy vậy mà gặp nhau chúng tôi cũng chẳng bao giờ một câu khen nó giỏi. Cũng lại: ngu nhưng hên thôi.

[Tản mạn] Chuyện về Nội và Ngoại tôi.



Hồi tôi còn bé tý bé tẹo, tầm 3-4 tuổi, ông nội là người quý tôi nhất nhà. Có cái kẹo, cái bánh người ta mang biếu đều cho tôi đầu tiên. Là người luôn khen tôi ngoan ngoãn (mặc dù tôi là một đứa rất nghịch, hay đợi ông ngủ rồi rình nhổ bất ngờ sợi tóc trắng của ông để ông không ngủ được nữa). Ấy vậy mà mỗi lúc ông gọi tôi bảo cho ông bế một lúc thì tôi lại chạy béng đi chỗ khác và còn quay lại cười khì khì như muốn trêu ngươi ông.

[Thơ vu vơ] Tháng mười một.



Tháng mười một có lạnh lắm không em?
Mùa Đông đến trong đêm trời trở gió
Ùa nỗi nhớ đong đây con phố nhỏ
Gợi ký ức mỗi tiếng bước chân về

Tháng mười một sao thấy dài lê thê
Để đêm đến vô tình gửi hoài niệm
Làm anh nhớ một nơi nào gẫn gũi
Một chốn cũ với vài điều ngắn ngủi

Đông đến rồi nắng ấm sẽ nhạt dần
Bước chân về cũng chỉ còn một nửa
Cũng chẳng còn ai ngoài một bóng hình
Đứng đợi chờ một bình minh đang tới

Mong âm thầm chẳng đôi chút hi vọng
Với cái lạnh của một chiều lạc lõng
Với những gì mà anh chẳng biết nữa
Và với em nhưng là của ngày xưa…

-------
Hà Nội, 21/11/2014
Viết Thủy Nguyễn

Làm thế nào để viết tốt hơn.



Gửi những bạn quan tâm và mong muốn rèn luyện việc viết của mình. Một chia sẻ của anh Ba Ba đã từng chia sẻ cho mình :).

1. Mình để ý tới nhịp điệu của câu từ. Em có thể độc to lên, hoặc đạp nhịp chân trong khi đọc thầm nó trong đầu. Việc tạo nhịp điệu như vậy nó tạo nên sự mềm mại của câu văn và cuốn hút người đọc. Những câu văn nhịp nhàng về từ, thanh sắc và ý thì sẽ dễ đọc hơn. Văn viết phức tạp không khó. Viết dễ trong sáng mới khó. Nó đến từ sự cảm nhận trực tiếp của cảm xúc mình và bằng cách sử dụng những ngôn từ đơn sơ, giản dị.

Cô đơn

Cô đơn và nỗi buồn luôn là đề tài cuốn hút tới phần lớn chúng ta nhất, nó tác động mạnh mẽ tới cảm xúc ta, nó cuốn ta vào vòng xoáy của nó vô hình lúc nào không hay. Ta chìm đắm trong nó và rồi nhiều lúc chẳng muốn thoát ra.

Người ta có thể trốn sự cô đơn bằng những nụ cười gượng gạo giữa đám đông nhộn nhịp, trốn tránh nỗi buồn bằng những bản nhạc sôi động hay những bản nhạc không lời chứa đựng tâm tư tan. Nhưng chẳng thể trốn chạy được chính mình, chính cái cảm xúc đó bên tận sâu thẳm trong ta.

Để đọc sách được nhanh hơn.



Trước khi đọc tiếp đoạn sau, tôi muốn muốn bạn nhìn vào bức ảnh một chút. Hãy làm theo những gì tôi bảo, nhớ nhé, làm theo những gì tôi bảo. Hãy đọc từ trên xuống dưới, tuyệt đối không đọc từ dưới lên. Sau đoạn 1 hãy dừng lại 10s rồi đọc tiếp đoạn 2.

 Rồi ok, tuyệt vời lắm, tốt lắm bạn. Giờ thì hãy chia sẻ cùng tôi cảm nhận về việc đọc 2 đoạn đó nào. Có phải bạn thấy  đọc đoạn 1 dễ chịu, dễ hiểu và nhanh hơn không? Bạn có thấy điều gì đó lạ không? Dù nhiều từ ngữ bị xóa đi một phần các con chữ và dấu của nó nhưng bạn vẫn có thể phát hiện và dịch được nó đúng không nhỉ? Tại sao vậy??